24 Tháng Tư, 2024

Mách mẹ cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh nhất

Bé sơ sinh dưới 1 tuổi rất hay  bị nấc cụt. Mách mẹ cách đơn giản hay chữa nấc cụt cho bé hiệu quả, các mẹ có thể dễ dàng và yên tâm áp dụng tại nhà nhé.

Dù nấc cụt không có hại và trẻ sẽ hết nấc sau đó nhưng một số trẻ bị nấc cụt trong thời gian dài dẫn đến những biểu hiện khác như nôn trớ, biếng ăn, thở dốc, mệt mỏi.

Dưới đây là những cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhanh, hiệu quả để các mẹ không phải lo lắng khi con nhỏ nhà mình nấc cụt nữa.

Trường hợp dễ gây ra nấc cụt ở trẻ em

Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong những trường hợp sau:

Trường hợp dễ gây ra nấc cụt ở trẻ em
                                 Trường hợp dễ gây ra nấc cụt ở trẻ em
  • Trẻ nấc ngay sau khi bú bình do không khí trong bình sữa được nuốt cùng với sữa. Khi lượng không khí đạt đến mức quá cao, gây kích thích lên cơ hoành co thắt và tạo thành tiếng nấc cụt.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến bé lạnh, gây nấc, bạn chỉ cần giữ cho bé ấm mỗi khi trời trở lạnh, giao mùa.
  • Trào ngược dạ dày vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý

Cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Cho trẻ uống nước hoặc bú sữa

Phần lớn con bị nấc là do ăn quá no kèm theo nuốt nhiều không khí vào dạ dày, thời tiết quá lạnh, cười đùa nhiều hoặc vừa ăn vừa vui đùa cũng rất dễ bị nấc. Nếu trẻ bị nấc cả ngày hoặc vài ngày thì giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất chữa nấc lúc này là sữa và nước.

Với trẻ sơ sinh mẹ cho bú ngay khi nấc. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ cho bé uống từng miếng nước sôi để nguội khoảng 100ml nước. Khi con lớn hơn, mẹ có thể cho con uống từng ngụm nhỏ, chỉ bé thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối.

>>> Tham khảo thêm: Cách chữa ong đốt không đau, không cần dùng thuốc hiệu quả

Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi

Mẹ có thể dùng hai ngón tay trỏ bịt chặt 2 lỗ tai bé khoảng nửa phút rồi thả ra hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

Vuốt và vỗ nhẹ lưng cho bé

Một cách đơn giản khác được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ áp dụng là dùng tay vỗ nhẹ từng cái vào lưng của trẻ. Mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này sẽ giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.

Thay đổi tư thế bú của con

Tư thế bú bình cũng là nguyên nhân khiến bé nấc nhiều mẹ nên thay đổi tư thế để hạn chế bớt lượng không khí bé bú vào cùng sữa.

Tư thế bú cũng là nguyên nhân gây nên nấc cụt
                                    Tư thế bú cũng là nguyên nhân gây nên nấc cụt

Mẹ có thể dốc ngược bình sữa để kiểm tra xem núm vú có bị thủng hoặc rách to không vì đó có thể là nguyên nhân khiến không khí tràn vào bình sữa nhiều hơn.

Giúp bé ợ hơi sau khi bú

Sau khi bú no, trẻ có thể hạn chế hiện tượng đầy hơi do khí gây nên nấc cụt bằng cách ợ hơi. Mẹ hãy chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào lưng trên của bé để giúp trẻ dễ dàng ợ hơi ngay. Cách này còn giúp trẻ tránh khỏi nôn trớ rất hiệu quả.

Thay núm vú bình sữa

Nếu núm vú bình sữa quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp với trẻ sơ sinh.

Mẹo hay chữa nấc cụt cho bé theo cách dân gian

Các mẹ vẫn thường truyền tai nhau “mẹo” chữa trẻ bị nấc bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.

Hy vọng sau khi bỏ túi một số mẹo này thì mẹ có thể yên tâm chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả nhất.

Rate this post