19 Tháng Ba, 2024
Cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người? (phần 2)

Cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người? (phần 2)

Cây nhọ nồi được xem là một vị thuốc Đông y có tác dụng chữa rất nhiều bệnh. Ở phần 1, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc 10 tác dụng quan trọng của cây nhọ nồi. Với phần 2, hãy cùng bài viết tìm hiểu một số tác dụng của cây nhọ nồi có thể bạn chưa biết.

1. Tác dụng của cây nhọ nồi – điều trị rong kinh hiệu quả

Rong kinh là một trong những hiện tượng của rối loạn kinh nguyệt, có biểu hiện là lượng máu kinh ra nhiều bất thường ( kéo dài lên trên 7 ngày), lượng máu kinh ra nhiều hơn 150ml.

Theo y học hiện đại, trong thành phần của cây nhọ nồi có Saponin, Tanin, chất đắng, Caroten, Alcaloid, tinh dầu, vitamin E,A.. có tác dụng chính là cầm máu. Vì thế, nó được sử dụng để chữa rong kinh, rong huyết hay chảy máu ở những vị trí khá nhau trên cơ thể.

cay-nho-noi-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi-phan-2

Cây nhọ rồi có tác dụng chữa rong kinh, rong huyết và cầm máu hiệu quả

Với kinh nghiệm dân gian, bạn có thể chữa bệnh rong kinh đơn giản với cây nhọ nồi. Bạn chỉ cần lấy một nắm nhọ rồi tươi, đem ngâm sạch với nước muối pha loáng. Tiếp đó vớt ra để ráo rồi giã nhỏ hoặc xây nhuyễn, vắt lấy nước. Sử dụng 2 chén/ngày sẽ thấy hiệu quả tức thì.

2. Cây nhọ nồi chữa bệnh gan- tác dụng ít biết của cây nhọ nồi

Tại Việt Nam, cây nhọ nồi được sử dụng với tác dụng chính là cầm máu. Tuy nhiên, tại Ấn Độ, loại cây này còn được sử dụng để chữa bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội, cao cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ gan thông qua việc hạn chế tăng men gan và trọng lượng gan. Đồng thời, nó cũng hạn chế một phần toỏn thương gan.

Bài thuốc sử dụng cỏ nhọ nồi chữa bệnh gan rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị cỏ nhọ nổi (khoảng 30g), nữ trinh tử ( 20g), đương quy và trạch tả( mỗi vị 15g). Sau đó sắc lấy nước thuốc khoảng 150ml là dùng được. Sử dụng mỗi ngày 1 thang có tác dụng giảm ảnh hưởng của bệnh xơ gan hiệu quả.

>>> Tham khảo thêm: Cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

3. Sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh trĩ như thế nào?

Theo khoa học, trong thành phần của cây nhọ nồi có chứa chất đắng, tinh dầu, tannin, caroten và chất ancaloit có công dụng ngăn chảy máu từ bên trong và chống sưng viêm tĩnh mạch. Với tác dụng thanh nhiệt và cầm máu, nhọ nồi được sử dụng để chữa bệnh trĩ, nhất là trĩ nội.

Cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người? (phần 2)

Nhọ nồi còn có tác dụng chữa bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội

Theo quan niệm dân gian, loại cây này có tác dụng chữa viêm loét vết thương, ầm máu, rong kinh hay kiết lỵ mà chưa biết thêm công dụng của nó cũng có thể dùng để chữa trĩ. Đây là cách chữa trị rất an toàn vì cỏ mực là loại thảo dược lành tính, không có độc, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Bạn có thể tham khảo bài thuốc từ cây nhọ nồi có tác dụng chữa bệnh trĩ sau: Bệnh nhân dùng cỏ mực đã rửa sạch, nướng lên miếng ngói cho khô, sau đó đem đi tán thành bột mịn dự trữ trong hủ thủy tinh. Cách dùng: mỗi lần dùng cỏ mực, bệnh nhân lấy khoảng 8g bột hòa chung với nước cơm để uống 2 -3 lần trong ngày, kiên trì sử dụng sẽ thấy giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

4. Bài thuốc chữa suy thận bằng nhọ nồi

Đây là bài thuốc bạn có thể tham khảo ở giai đoạn đầu của suy thận. Hai loại thảo dược này đều có dược tính chữa suy thận rất tốt và dễ tìm. Bài thuốc này cũng khá lành tính nên phù hợp với nhiều cơ địa và thể trạng của người bệnh.

Cách làm như sau:

Sử dụng 30g nhọ nồi đã được sao vàng, nấu cùng 40g đỗ đen rang chát và 2 lít nước, nấu cho đến khi sôi được khoảng 15 phút thì chắt lấy nước uống cả ngày. Sau khi sử dụng nước đầu tiên, bạn có thể đổ thêm nước và đun tiếp thêm vài lần nữa rồi thay thang thuốc mới.

Bên cạnh đó, khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Dược tính của hai loại thảo dược này có tác dụng chữa suy thận, song cũng cần áp dụng ngay từ giai đoạn đầu. Nếu đến giai đoạn nặng hơn, có thể điều  trị bằng phương pháp khác như lọc máu, chạy thận..

Ngoài ra, chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam tuy không gây ra tác dụng phụ song bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là một số tác dụng của cây nhọ nồi có thể bạn chưa biết. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post