3 Tháng mười, 2024
dut-day-chang-co-chan

Những dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân

Dây chằng khớp cổ chân khá phức tạp vì có rất nhiều dây chằng kết sợ cứng, có nhiệm vụ cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối các xương với nhau. Khi bị đứt dây chằng cổ chân có thể dẫn đến tình trạng lật khớp cổ chân, yếu khớp kéo dài. Đâu là dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân?.

Nếu bạn là người yêu thích thể thao đừng bỏ qua các dấu hiệu nhận biết dây chằng bị đứt để tránh những chấn thương gặp phải. Chấn thương dây chằng là tình trạng phổ biến ở những người hoạt động thể thao. Dây chằng bao quanh khớp cổ chân từ phía trong ra phía ngoài. Khi bị giãn hoặc đứt dây chằng cổ chân, chúng ta cần cố định tư thế cổ chân trong một thời gian. Nếu điều trị đúng cách thì sẽ tránh được những triệu chứng lật khớp cổ chân và các biến chứng xấu.

Nội dung tóm tắt

Đứt dây chằng là gì?

Khi dây chằng bị giãn quá mức sẽ dẫn đến đứt. Đứt (rách) dây chằng là một chấn thương khá phổ biến. Đứt dây chằng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng đến vận động của toàn bộ cơ thể. Đứt dây chằng xảy ra do có lực tác động quá lớn đến các khớp, như ngã khi chơi thể thao, ngã từ trên cao xuống, va chạm do tai nạn, chẳng hạn tai nạn nghề nghiệp… Đứt dây chằng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như dây chằng chéo sau (PCL), ), dây chằng bên ngoài (LCL), đứt dây chằng đầu gối: dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng giữa gối (MCL.

Đứt dây chằng khớp cổ chân (mắt cá chân) dây chằng gót-mác (CFL), dây chằng sên-mác trước (ATFL), dây chằng sên-mác sau (PTFL), dây chằng delta…

dut-day-chang-co-chan
Đau nhức là triệu chứng điển hình của đứt dây chằng khớp cổ chân

Đứt dây chằng lưng, đứt dây chằng cổ tay khoảng 20 loại dây chằng chạy dọc trong ống cổ tay. Bất kỳ dây chằng nào trên cơ thể cũng có thể bị rách trên các vị trí ở đầu gối, bàn chân hay ngón tay là thường gặp nhiều nhất.

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng

Nếu bạn gặp chấn thương xuất hiện các dấu hiệu như dưới đây thì có thể bạn đã bị đứt dây chằng:

  • Nghe thấy tiếng rắc ngay tại thời điểm bị thương nếu dây chằng bị đứt hoàn toàn.
  • Sưng phù nề, bầm tím do vùng cổ chân vì có rất nhiều tĩnh mạch bị ứ trệ máu trở về tim.
  • Có vết lõm ở khớp nối dây chằng bị rách.
  • Có thể đau nhức khó chịu ở vị trí cổ chân, đau nhói đau mắt cá chân hoặc đau cả gót chân.
  • Sưng có thể kéo dài nhiều tuần sau chấn thương.
  • Cơn đau xuất hiện mức độ đau sẽ phụ thuộc vào mức độ chấn thương
  • Một số người đau ít và chỉ có có cảm giác thốn
  • Vết bầm tím xuất hiện nhanh chóng hoặc ngay lập tức
  • Cảm giác lỏng cổ chân, cổ chân yếu, khi di chuyển sẽ thấy không chân thật, chân không vững, khó thực hiện các thao tác mạnh và nhanh, đi khập khiễng.
  • Bị co thắt cơ.
  • Giảm hoặc mất khả năng vận động.
  • Đau nhức là triệu chứng điển hình của đứt dây chằng khớp cổ chân
  • Khi chạm vào thấy mềm ở xung quanh khu vực chấn thương dây chằng.
  • Sưng khớp chân: Khi bị đứt dây chằng cổ chân sẽ cảm thấy cổ chân sưng to, ấn vào sẽ thấy nóng và đau nhói.
  • Lỏng cổ chân: đứt dây chằng cổ chân có thể dẫn tới lỏng khớp, khiến cho người bệnh cảm thấy cổ chân yếu, khó thực hiện các thao tác mạnh và nhanh.
  • Có một số triệu chứng khác để nhận biết đứt dây chằng cổ chân như người bệnh sẽ cảm thấy thấy nhói ở vị trí cổ chân, mắt cá chân gây hạn chế vận động cho người bệnh.
  • Đau nhức là triệu chứng điển hình của đứt dây chằng khớp cổ chân tùy vào mức độ tổn thương, các khớp sẽ trở nên tê dại, cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc không xuất hiện cơn đau. Ngoài ra người bệnh có thể bị thoái hóa khớp cổ chân.
  • Người bệnh tiếp tục vận động mạnh sẽ có thể dẫn tới gãy mắt cá chân, gãy xương mắt cá, toác khớp.

Nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng

Đứt dây chằng xảy ra khi có một lực rất lớn tác động lên dây chằng và làm cho mô liên kết bị rách qua các sự cố té ngã, vận động sai tư thế. Tình trạng đứt dây chằng thường xảy ra ở người lớn tuổi hay người mắc một số bệnh như gout, cường tuyến cận giáp. Nếu trẻ em bị đứt dây chằng cổ chân sẽ kèm theo bị rách cơ.

  • Vận động viên là đối tượng rất dễ gặp phải chấn thương đứt dây chằng
  • Nguyên nhân chung dẫn đến đứt dây chằng là do tình trạng giãn, đứt dây chằng cổ chân do cổ chân xảy ra khi cổ chân bị lệch sang bên.
  • Thay đổi thư thế đột ngột
  • Trong khi chơi thể thao những va chạm có thể làm cho cổ chân bị ảnh hưởng
  • Dây chằng cổ chân bị kéo căng và gây giãn, đứt do va đập mạnh hay bị đánh vào chân cũng tác động trực tiếp đến khớp cổ chân tạo ra áp lực, làm tổn thương cho dây chằng.
  • Một số loại thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ đứt dây chằng
  • Càng lớn tuổi nguồn cung cấp máu của cơ thể càng giảm dẫn đến giảm lượng máu đến gân và dây chằng bị yếu đi.
  • Hoạt động thể chất nặng nhọc như nâng vật nặng lên cao cần rất nhiều sức lực của cơ bắp khiến chúng bị tổn thương và đứt.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị đứt dây chằng

Khám tổng quát vùng bị chấn thương để chẩn đoán tình trạng đứt dây chằng. Tình trạng chấn thương dây chằng chia thành 3 mức độ:

Mức độ 1: Chấn thương nhẹ làm tổn thương dây chằng nhưng không bị rách

Mức độ 2: Chấn thương vừa phải, đứt một phần dây chằng.

Mức độ 3: Chấn thương nặng, đứt toàn bộ dây chằng, khớp gần như mất khả năng vận động.

Hầu như các tình trạng đứt dây chằng có thể được chữa lành nếu như người bệnh tuân thủ theo các phác đồ điều trị của bác sĩ.

dut-day-chang-co-chan
Dây chằng bị đứt nếu không được khám và điều trị sẽ dẫn đến hậu quả thoái hóa khớp

Dây chằng bị đứt nếu không được khám và điều trị sẽ dẫn đến thoái hóa sụn và thoái hóa khớp, người bệnh sẽ phải sống trong tình trạng đau đớn kéo dài, đối mặt với nguy cơ tàn phế và phải thay khớp sau này.

Phòng ngừa đứt dây chằng bằng cách nào?

Để phòng tránh bị đứt dây chằng bạn cần lưu ý:

  • Trước khi chơi thể thao cần khởi động đúng cách để tăng lưu thông máu giúp hạn chế chấn thương.
  • Ngừng tập luyện nếu bạn thấy cơ thể mệt mỏi, chỉ khi nào bạn hoàn toàn khỏe khoắn hãy nên tập luyện hoặc ra sân.
  • Tránh các kỹ thuật sai khi chơi thể thao, cẩn thận với tai nạn xe cộ/tai nạn té ngã làm tổn thương dây chằng.
  • Hạn chế mang vác đồ nặng, chú trọng các bài tập để tăng độ dẻo dai cho dây chằng. Hãy tập các môn như xe đạp, đi bộ, bơi lội để sử dụng cơ gối nhiều, dây chằng gối sẽ tự phát triển thêm các sợi bổ sung trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Tránh các kỹ thuật sai khi chơi thể thao, cẩn thận với các tai nạn té ngã, xe cộ…
  • Bổ sung các nguồn thực phẩm giàu canxi đến từ sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản, các loại đậu để tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng .
  • Bạn cần cung cấp đủ lượng vitamin D và magiê giúp cơ thể hấp thụ canxi trọn vẹn hơn.

Đứt dây chằng cổ chân gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nên chúng ta cần hạn chế những nguyên nhân và nếu phát hiện bị đứt cần đến các cơ sở y tế để điều trị sớm nhất.

Rate this post