3 Tháng mười, 2024
nguyen-nhan-bi-nghet-mui

Nguyên nhân bị nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là một triệu chứng cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít khi ấy bạn phải thơ bằng miệng. Nghẹt mũi là hiện tượng phổ biến gần như ai cũng từng gặp phải. Vậy nguyên nhân bị nghẹt mũi là gì?.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến nghẹt mũi, hầu như ai cũng từng gặp phải triệu chứng nghẹt mũi. Bạn có thể chữa nghẹt mũi tại nhà bằng phương pháp dân gian nhưng nếu nghẹt mũi kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân bệnh lý khác.

nguyen-nhan-bi-nghet-mui
Nguyên nhân bị nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi làm cho người bệnh không thể thở ra dễ dàng. Nghẹt mũi gây ra phiền toái cho trẻ lớn và người lớn vì phải thở bằng miệng. Bụi bẩn, khô và lạnh dễ xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp gây viêm thanh quản, phổi. Miệng sẽ bị khô, mất nước gây khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nghẹt mũi có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Nghẹt mũi thường chỉ kéo dài khoảng vài ba ngày đến một tuần.

Nội dung tóm tắt

Nguyên nhân bị nghẹt mũi là gì?

Nguyên nhân gây ra triệu chứng nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Nghẹt mũi có thể là sinh lý bình thường hoặc là biểu hiện bệnh lý ở mũi như viêm xoang.
  • Do dị tật bẩm sinh: thường gặp ở trẻ sơ sinh có một lớp màng hay mảnh xương bít kín cửa sau của mũi. o phản xạ thở bằng miệng chưa hoàn thiện trẻ có thể tử vong do suy hô hấp khiến trẻ không thở được.
  • Có thể là viêm, phù nề niêm mạc mũi
  • Nghẹt mũi xảy ra khi hốc mũi bạn bị tắc nghẽn bởi những nguyên nhân khác nhau gây ra cảm giác nghẹt tắc ở mũi. Nghẹt mũi có thể đi kèm với những biểu hiện khác như chảy mũi, sổ mũi, đau xoang,…
  • Triệu chứng nghẹt mũi có thể gây ra bởi bất kỳ nguyên nhân nào gây viêm mũi, thường gặp nhất là viêm nhiễm cảm cúm, viêm xoang và dị ứng.
  • Nguyên nhân ít phổ biến hơn gây nghẹt mũi là khối u.
  • Nghẹt mũi có thể gây ra bởi tác động của khói thuốc lá hay khói bụi xe cộ do dị ứng hay viêm mũi vận mạch.
  • Nhiễm vi rút: vi rút gây ra cảm lạnh thông thường hoặc cúm xâm nhập vào cơ thể trực tiếp qua mũi dẫn tới chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Nghẹt mũi có thể xảy ra trong quá trình mang thai. trong 3 tháng đầu thai kỳ là tam cá nguyệt thứ nhất. Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi lúc mang thai là do sự thay đổi của hóc môn và tăng lượng máu cung cấp của mẹ trong quá trình mang thai.
  • Viêm mũi họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng có thể là triệu chứng để nhận biết nghẹt mũi do những bệnh này.
  • Dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng nhất định, những người có cơ địa dị ứng có thể dễ bị ngạt mũi chẳng hạn như bụi, phấn hoa và lông thú cưng, thức ăn bị dị ứng… có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến nghẹt mũi. Nếu nghẹt mũi kéo dài hơn một tuần, này bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh vì nó thường là biểu hiện của một bệnh lý nào đó.
  • Dị dạng khoang mũi: lệch vách ngăn mũi, khối u, polyp trong mũicó thể gây ra tình trạng nghẹt mũi và tắc mũi kéo dài.
  • Rối loạn cảm giác ở mũi: dù đường thở vẫn thông thoáng bệnh nhân lại thấy bị mất cảm giác tại mũi như thường thấy nghẹt mũi
  • Tác dụng phụ của thuốc:
  • Một số loại thuốc ví dụ như những thuốc dùng để điều trị huyết áp cao, trầm cảm, co giật nếu lạm dụng thuốc cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như nghẹt mũi.
  • Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: như cúc áo do trẻ nhỏ tự nhét vào mũi cũng có nguy cơ nghẹt mũi cao hơn.
  • Do stress, khói thuốc lá, nghiện ma túy,…
  • Các vấn đề về sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi, thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh, ô nhiễm dễ bị triệu chứng nghẹt mũi
  • Do các bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản

Cách phòng ngừa và điều trị chứng nghẹt mũi

  • Các phương pháp tự chăm sóc tình trạng nghẹt mũi tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Sạch sẽ, thoáng mát sẽ hạn chế được những tác nhân gây viêm mũi.
  • Các cách làm giảm nghẹt mũi tại nhà thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn dùng kháng histamin có thể làm giảm triệu chứng của bạn.
  • Nếu triệu chứng chảy mũi của bạn dai dẳng kéo dài, chảy nước mũi loãng trong, đặc biệt nếu kèm hắc xì hơi, ngứa hay chảy nước mắt. Đó có thể là những triệu chứng của dị ứng. Khi đó Bạn cần lưu ý tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụng của thuốc.
  • Điều trị tại nhà nên tập trung vào việc giữ ẩm cho đường mũi và xoang để ngăn ngừa kích ứng thêm. Dưới đây là một số cách để giữ cho đường mũi của bạn luôn ẩm:
  • Sử dụng máy làm ẩm hoặc máy hóa hơi
  • Thêm độ ẩm vào không khí có thể giúp mũi bạn không bị khô và nghẹt. Bạn cũng có thể nán lại dưới vòi hoa sen nước nóng hoặc úp mặt vào bát nước nóng và trùm đầu để làm trôi chất nhầy trong mũi.
  • Uống nhiều chất lỏng
  • Bạn cần chất lỏng để giữ cho chất nhầy loãng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn. Tránh uống rượu và đồ uống có chứa caffein như cà phê hoặc soda, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước. Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy của mũi.
  • Tránh những chất kích thích khói thuốc, khói bụi
  • Nếu bạn bị hen suyễn hay các bệnh lý hô hấp khác cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng máy tạo độ ẩm
  • Bạn nên lau nhà sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, thảm, ga, đệm, vỏ bọc ghế, loại bỏ môi trường kí sinh.
  • Nằm gối cao đầu cũng có thể khiến giúp giảm nghẹt mũi.
  • Tắm bằng nước ấm giúp cho quá trình lưu thông máu được tốt hơn.
  • Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên để bơm và hút mũi có thể giúp loại bỏ dịch nhầy ứ đọng trong hốc mũi.
nguyen-nhan-bi-nghet-mui
Nằm gối cao đầu cũng có thể khiến giúp giảm nghẹt mũi

Khi nào nên đi các cơ sở y tế để khám?

Đến ngay và điều trị nếu bạn có những biểu hiện sau:

  • Thời gian bị nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài (trên 10 ngày)
  • Dịch chảy từ mũi có màu vàng hay xanh đục đi kèm với sốt
  • Nghẹt mũi đi kèm với sốt cao hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Nên đến bệnh viện nếu bị chảy máu mũi liên tục sau khi bị chấn thương ở đầu.
  • Đối với trẻ em, cần đưa tới bác sĩ nếu có dấu hiệu khó thở, bỏ bú.
  • Phát hiện trong nước mũi dính máu
  • Nghẹt mũi là một triệu chứng phổ biến có thể là sinh lý bình thường hoặc cũng có thể là bệnh lý nhiều nguyên nhân có thể gây nghẹt mũi
Rate this post