Để giảm sốt, có nhiều phương pháp khác nhau. Trong số đó thì các bài thuốc dân gian sử dụng những loài thảo mộc để hạ sốt được nhiều người lựa chọn. Cùng tham khảo cách sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt rất đơn giản mà hiệu quả qua bài viết sau.
Nội dung tóm tắt
1. Thông tin về cây nhọ nồi
Trước khi tham khảo cách dùng cây nhọ nồi hạ sốt sao cho hiệu quả, bài viết sẽ chia sẻ cho bạn một vào thông tin về loài thảo mộc này. Nhọ nồi là loại cây cỏ, mọc thẳng đứng, cây nhọ nồi thường cao 40cm-60cm, có thể tới 80cm. Cây nhọ nồi có lông cứng ở thân, lá mọc đối. Đây là loài cây mọc hoang, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây nhọ nồi ngay trong sân vườn, bên đường,…
Cây nhọ nồi được xem là vị thuốc quý trong Đông Y. Với tính hàn, vị ngọt, chua, người ta có thể dùng cây nhọ nồi chữa hạ sốt. Ngoài ra, loài thảo mộc này cũng được dùng để cầm máu, chữa trị âm hư can thận, chảy máu cam, chữa mề đay, các chứng huyết nhiệt. Nhọ nồi giúp lương huyết, bổ thận, ích gan. Phương pháp chữa bệnh này là phương pháp của Đông Y được sử dụng nhiều nhất để chữa bệnh hiệu quả đạt hiệu quả mà đơn giản.
2. Tác dụng hạ sốt của cây nhọ nồi ra sao?
Cây nhọ nồi có nhiều công dụng hữu ích và trong đó không thể không nhắc tới tác dụng hạ sốt của cây nhọ nồi.
Cây nhọ nồi có chứa tinh dầu, chất đắng, caroten, tamin và chất ancaloit (ecliptin). Những thành phần trong cây nhọ nồi có thể giúp người bệnh hạ sốt nhanh chóng và giảm những triệu chứng đi kèm như đau nhức, khó chịu, mệt mỏi, đau cơ,…
Bạn cũng đã biết tác dụng cầm máu của cây nhọ nồi, vì thế cây nhọ nồi còn được sử dụng để chữa trị sốt xuất huyết. Bạn có thể kết hợp nhọ nồi với các loại thảo mộc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh: lá tre, hạ khô thảo, rễ cỏ tranh, kim ngân hoa,… Có nhiều bài thuốc chữa sốt xuất huyết hiệu quả từ cây nhọ nồi, ví dụ như lá tre kết hợp với hạ khô thảo, rễ cỏ tranh, trắc bá diệp và cây nhọ nồi, sắc vừa đủ uống trong ngày giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Cây nhọ nồi chữa hạ sốt hiệu quả dễ thực hiện
3. Sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt như thế nào?
Cây nhọ nồi chữa sốt được đánh giá có công hiệu cao, đặc biệt với trẻ nhỏ. Sử dụng cây nhọ nồi để giảm sốt rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà với các bước đơn giản như sau:
- Sử dụng cả cây nhọ nồi (lấy cả thân, rễ, lá cành), rửa sạch sau đó ngâm với nước có thêm một ít muối, rửa sạch lại với nước.
- Sau khi nhọ nồi đã ráo nước, dùng cối giã nát hoặc dùng máy xay nát. Lưu ý là bạn hãy cho thêm một ít muối và nước lọc.
- Lọc kĩ nhọ nồi đã giã nát hoặc xay nát, lấy nước uống. Với trẻ nhỏ, mỗi lần uống, mẹ nên cho trẻ uống khoảng 50ml. Bạn có thể sử dụng bã cây nhọ nồi đắp lên trán để tăng hiệu quả hạ sốt. Bạn cũng có thể dùng bã cây để xoa bóp chân tay hoặc buộc bã vào gan bàn chân để giảm đau nhức, giảm tê bì.
- Với trẻ dưới 1 tuổi, bạn có thể đun sôi nước nhọ nồi đã lọc bên trên, sau đó để nguội và cho trẻ uống.
Sử dụng cây nhọ nồi trong hạ sốt cho trẻ nhỏ
➤ Xem thêm: Bố mẹ nên cho bé 7 tháng tuổi ăn phô mai loại nào?
Ngoài những bệnh sốt thông thường, người ta cũng sử dụng cây nhọ nồi chữa sốt xuất huyết. Cách thực hiện cũng tương tự như trên, bạn chỉ cần uống nước nhọ nồi xay cùng đắp bã cây trên trán, gang bàn chân, bàn tay, nách khoảng 2-3 lần/ngày. Bạn sẽ nhanh chóng hạ sốt và các triệu chứng khó chịu như đau đầu, nhức mỏi,… cũng giảm đi.
Lưu ý đối với trẻ nhỏ bã của cây nhọ nồi, các mẹ không nên bỏ đi, hãy cho vào khăn sữa để lau người cho bé, nhất là khu vực trán, nách, bẹn và gan bàn chân. Trong quá trình đắp hạ sốt cho bé tuyệt đối không bật quạt, bật điều hòa vì da bé khô sẽ mất nước và khó hạ sốt.
Bài viết đã chia sẻ cách sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà. Bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian khác để hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để có phương án chữa trị phù hợp.