20 Tháng Tư, 2024
trieu-chung-gian-day-chang-canh-tay-nen-biet

Triệu chứng giãn dây chằng cánh tay nên biết

Giãn dây chằng bả vai là một dạng chấn thương có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Vậy triệu chứng giãn dây chằng cánh tay là gì?.

Giãn dây chằng vai là gì?

Giãn dây chằng vai là tình trạng dây chằng quanh khớp vai bị căng giãn quá sức hoặc bị rách 1 phần. Giãn dây chằng vai làm giảm đi độ linh hoạt và chức năng hoạt động của các khớp quanh dây chằng.

Chấn thương dây chằng vai có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Nếu như bị nhẹ chưa gây biến chứng thì có thể tự thực hiện các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Trong một vài trường hợp tổn thương bị giãn dây chằng bả vai nặng hơn, cần điều trị chuyên sâu.

trieu-chung-gian-day-chang-canh-tay
Chấn thương dây chằng vai có thể xảy ra ở bất kỳ ai

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn dây chằng bả vai phổ biến nhất là:

  • Hoạt động sai tư thế, đặt biệt là tư thế vác vật nặng trên vai
  • Thường xuyên khuân vác vật nặng khiến khớp vai sức ép quá mức ép và dẫn đến tình trạng giãn dây chằng bả vai
  • Ít hoạt động thể chất.
  • Lạm dụng chức năng bả vai quá nhiều.
  • Một số yếu tố tác động từ bên ngoài cũng có khả năng làm dây chằng bị kéo căng như lão hóa, môi trường hoặc do giới tính

Giãn dây chằng không phải là tình trạng sức khỏe quá nguy hiểm có thể tự lành trong thời gian ngắn nếu chúng ta nghỉ ngơi. Giãn dây chằng còn có tên gọi khác là bong gân. Giãn dây chằng nghiêm trọng cần được các chuyên gia y tế chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ nhận diện đúng. 

Mức độ giãn dây chằng được chia thành 3 mức độ sau đây:

  • Độ 1 (nhẹ)
  • Độ 2 (trung bình)
  • Độ 3 (nặng)

Người bệnh không thể trụ được trên chân bị giãn dây chằng. Một trong những triệu chứng thấy rõ nhất nhất của tình trạng giãn dây chằng cánh tay là đau nhức tại xương – khớp vai:

  • Cơn đau âm ỉ từng cơn khi dây chằng, có thể nhói lên từng cơn trong trường hợp nặng hơn. 
  • Đau nhức kéo dài theo thời gian.
  • Các cơn đau nhức có thể giảm nhẹ sau khi nghỉ ngơi.
  • Đau mức mạnh khi ấn tay vào các vị trí tổn thương.
  • Các cơn đau từ vai có thể lan dần xuống vùng lưng và cánh tay.
  • Khi chuyển động hoặc mở rộng vai, cánh tay sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.
  • Chấn thương dây chằng vai uất hiện các triệu chứng như hạn chế các chuyển động tại khớp vai.
  • Tê buốt khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Mệt mỏi, giảm sức.
  • Vùng vai bị sưng, đau nóng, thâm hoặc bầm tím.
  • Bên vai bị tổn thương dây chằng thấp hơn với vai còn lại.

Dấu hiệu giãn dây chằng

  • Người bệnh nghe được tiếng trật bên trong khớp
  • Bầm tím máu tụ phía bên trong khớp thấm ra gần da
  • Người bệnh đau ở vùng khớp bị chấn thương
  • Người bệnh mất khả năng cử động và sử dụng khớp bị tổn thương
  • Sưng do viêm tiềm ẩn bên trong khớp
  • Khớp mất ổn định, biểu hiện rõ nhất ở các khớp như đầu gối hoặc mắt cá chân

Giãn dây chằng do chấn thương trực tiếp hay gián tiếp. Các yếu tố góp phần gây ra giãn dây chằng như bề mặt trơn trượt hoặc không bằng phẳng. Cơ bắp yếu các cơ yếu không thể chống chọi với các yếu tố lực tác động. Người có tiền sử giãn dây chằng, giày dép không phù hợp, người có thể trạng kém, thừa cân, béo phì.

trieu-chung-gian-day-chang-canh-tay
Người bệnh đau ở vùng khớp bị chấn thương

Các chuyên gia cơ xương khớp, nhận định các khu vực thường bị giãn dây chằng như:

  • Tổn thương dây chằng chéo trước
  • Khớp gối
  • Tổn thương dây chằng bên gối
  • Chấn thương góc bên
  • Tổn thương dây chằng chéo sau
  • Tổn thương dây chằng giữa gối
  • Khớp cổ chân
  • Trật mắt cá chân
  • Trật khớp xương bánh chè
  • Tổn thương dây chằng sụn viền sau
  • Khớp vai
  • Tổn thương khớp vai AC nối giữa xương đòn và xương bả vai
  • Giãn dây chằng mắt cá chân
  • Giãn dây chằng bên ngoài (Ngón tay cái của Gamekeeper)
  • Giãn dây chằng ngón tay
  • Khớp cổ tay và bàn tay
  • Giãn dây chằng cổ tay
  • Giãn dây chằng bảo vệ UCL (Ngón tay cái của Skier)
  • Trật khớp vai
  • Giãn dây chằng cổ
  • Cột sống
  • Chấn thương cổ Whiplash
Rate this post