29 Tháng Ba, 2024
Dùng cây đinh lăng theo chỉ dẫn của bác sĩ y học cổ truyền

Cây đinh lăng trị bệnh gì? Hướng dẫn cách dùng an toàn

Cây đinh lăng là một loại thảo dược quen thuộc trong khu vườn gia đình bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cây đinh lăng trị bệnh gì? Cách dùng như thế nào? Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.

1. Tổng quan về cây và lá đinh lăng

Cây đinh lăng dạng thân nhỏ, nhẵn, không có gai, độ cao khoảng 0,8–1,5m. Lá đinh lăng kép lông chim, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Khi vò nát lá này có mùi thơm, cuống dài và phát triển thành bẹ to ở phần cuối.

Cây đinh lăng là vị thuốc quy tốt cho sức khỏe
Cây đinh lăng là vị thuốc quy tốt cho sức khỏe

Hoa đinh lăng mọc thành cụm ở ngọn thành hình chùy ngắn, hoa nhỏ có màu trắng xám và màu lục nhạt, chúng thường nở vào khoảng tháng 4 – tháng 7. Còn quả đinh lăng dẹt, có hình trứng rộng, màu trắng bạc.

Cây đinh lăng được trồng khá nhiều trong vườn của mỗi gia đình Việt, trở thành gia vị, loại rau, làm cảnh hoặc làm thuốc. Cây này có tính chất ưa ẩm và chịu bóng, chúng có khả năng tái sinh khỏe nên được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

>>> Giải đáp: Cây đinh lăng ngâm rượu dùng như nào đúng cách?

1.1 Bộ phận cây đinh lăng có thể dùng được

Cây đinh lăng là nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc dân gian, ngoài lá đinh lăng thì bạn có thể dùng thân và rễ rồi rửa sạch đất, cát, được dùng để phơi hoặc sấy khô sử dụng. Loại rễ nhỏ bạn có thể nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ.

1.1.Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, đinh lăng mang lại giá trị dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể với nhiều hoạt chất như: Vitamin B1, B2, B6, saponin, alkaloid, glucosid, flavonoid, tannin, các axit amin (bao gồm lysin, cystein và methionin) ucngf với rất nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong lá đinh lăng còn có saponin triterpen, một genin đã xác định được là axit oleanolic.

2. Cây đinh lăng trị bệnh gì?

Thảo dược đinh lăng được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian hiện nay với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:

  • Tăng cường sức khỏe cho con người, cả thân và lá đều có tác dụng này nhưng yếu hơn rễ.
  • Có thể dùng làm thuốc bổ, có tác dụng tăng cân với người và động vật.
  • Tăng hiệu lực của cloroquin khi điều trị sốt rét trên thực nghiệm trên động vật
  • Tăng tiết niệu và Tăng co bóp tử cung rất tốt
  • Có tác dụng an thần, ít độc
  • Tăng cường nội tiết estrogen

Dùng cây đinh lăng trị bệnh không phải ai cũng biết khi đây là nguyên liệu phổ biến trong gia đình bạn. Bạn có thể dùng nó làm gia vị và rau sống trong bữa cơm mà không biết rằng, lá đinh lăng có tác dụng kháng trùng roi và một số động vật nguyên sinh khác.

Rễ cây đinh lăng có tính bình, vị ngọt. Lá có vị nhạt, tính bình và hơi đắng. Dược liệu khi dùng sẽ giúp tiêu thực, bổ tạng, tiêu sưng, bổ huyết, giải độc và  tăng sữa cho bà bầu rất hiệu quả.

Bởi vậy, rễ cây đinh lăng được dùng làm thuốc chữa suy nhược cơ thể, tăng lực, cải thiện sức khỏe mệt mỏi, gầy yếu, tiêu hóa kém hay phụ nữ sau  sinh có ít sữa. Nhiều người còn có thể dùng loại dược liệu này điều trị ho, đau tử cung, ho ra máu, kiết lị, chống độc hay thuốc lợi tiểu. Dùng lá đinh lăng để chữa mụn nhọt, cảm sốt, sưng vú, sưng tấy, điều trị mẩn ngứa do dị ứng, trị vết thương cực kỳ tốt.

>>> Phân biệt cây đinh lăng nếp và cách dùng tốt cho sức khỏe

3. Cách dùng cây đinh lăng trị bệnh tốt nhất

Thông tin trên giúp bạn giải đáp câu hỏi cây đinh lăng trị gì? Với nhiều loại bệnh khác nhau sẽ có liều lượng sử dụng và cách dùng khác nhau.

Theo nghiên cứu dược lý, để tăng cường sức khỏe dẻo dai thì mỗi ngày bạn có thể dùng 0,23–0,50g bột Đinh lăng sắc thuốc hoặc ngâm rượu nhẹ (30 độ).

4. Một số bài thuốc dân gian trị bệnh từ đinh lăng

  1. Chữa mỏi mệt, biếng vận động

Bạn hãy lấy 5g rễ phơi khô sau đó thái mỏng rồi cho thêm vào đó khoảng 100ml nước. Có thể đun sôi trong vòng 15 phút, rồi chia làm 2–3 lần uống mỗi ngày.

Dùng cây đinh lăng theo  chỉ dẫn của bác sĩ y học cổ truyền
Dùng cây đinh lăng theo chỉ dẫn của bác sĩ y học cổ truyền
  1. Chữa sốt lâu ngày, ho nhiều, tức ngực, nhức đầu, háo nước, nước tiểu vàng

Chuẩn bị 30g đinh lăng tươi (rễ, cành), kết hợp với 10g vỏ quýt, 10g lá hoăc vỏ chanh, 20g sài hồ (rễ, lá, cành), 30g cam thảo, 20g lá tre tươi, 30g rau má tươi với 20g chua me đất. Các vị này được rửa sạch thái nhỏ và đổ ngập nước sắc lấy 250ml, chia làm 3 lần trong ngày.

  1. Uống cây đinh lăng chữa đau tử cung

Trước tiên, bạn cần phải rửa sạch cành và lá đinh lăng rồi sao vàng và sắc lấy nước uống thay chè.

  1. Chữa viêm gan mạn tính:

Chuẩn bị nguyên liệu: 12g rễ đinh lăng, nhân trần 20g, ý dĩ 16g; uất kim, nghệ, ngưu tất mỗi vị 8g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g. Sau đó, bạn hãy sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  1. Chữa sốt rét:

Chuẩn bị nguyên liệu rễ đinh lăng, sài hồ mỗi vị 20g; gừng 6g, rau má 16g; lá tre, cam thảo nam mỗi vị 12g; bán hạ sao vàng 8g. Sau đó hãy sắc lấy nước uống.

5. Tác dụng phụ của cây và lá đinh lăng với cơ thể

Thảo dược đinh lăng được đánh giá rất an toàn và ít độc. Tuy nhiên khi dùng trong thời gian dài thì có thể gây ra độc tính xung huyết ở nội tạng như gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.

Trong rễ cây đinh lăng có chứa nhiều saponin có thể làm vỡ hồng cầu. Bởi vậy, khi sử dụng bạn chỉ được dùng với liều cần thiết, đúng cách và đúng liều lượng. Tránh dùng với liều cao bởi chúng sẽ dễ gây say thuốc, làm tăng cảm giác buồn nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy. Do vậy, để đảm bảo an toàn và tăng cường sức khỏe, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ y sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng các loại dược liệu nhé.

Thông tin chia sẻ trên đây về cây đinh lăng trị bệnh gì hi vọng sẽ giúp bạn nắm được cách dùng và liều dùng an toàn, hiệu quả. Đừng quên tham khảo bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Rate this post