25 Tháng Tư, 2024

Những công dụng của lá cây đinh lăng đối với sức khỏe

Lá cây đinh lăng có công dụng như thế nào đối với sức khỏe? Thông tin này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tranh luận. Để hiểu rõ hơn về công dụng tuyệt vời của lá đinh lăng các bạn hãy cùng nhau tham khảo chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Công dụng của lá cây đinh lăng đối với sức khỏe

Theo như những thông tin dân gian có chia sẻ, lá cây đinh lăng chính là vị thuốc quý, có tính mát, hơi đắng, vị nhạt, ít độc, đa tác dụng và có thể dùng để điều trị đa bệnh. Đặc biệt là rất tốt đối với trẻ nhỏ bị mất ngủ, hoặc là hay sơ sảng, phụ nữ sau sinh bị đau vú, tắc sữa, hoặc là những người thường xuyên bị đau mỏi chân tay, ăn không ngon miệng hoặc hệ tiêu hóa kém…

Những công dụng của lá cây đinh lăng đối với sức khỏe
Công dụng của lá cây đinh lăng đối với sức khỏe

>>> Xem thêm tác dụng của rễ cây đinh lăng

Bên cạnh đó, cũng tương tự như rễ đinh lăng, trong lá cũng có chứa hợp chất saponin có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp về những công dụng tuyệt vời nhất của lá cây đinh lăng đối với sức khỏe, cụ thể:

+ Bồi bổ sức khỏe đối với phụ nữ trước và sau sinh.

+ Giúp lợi sữa và điều trị tình trạng tắc sữa.

+ Hỗ trợ điều trị tình trạng suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém và kiết lỵ.

+ Lợi tiểu, giải độc cơ thể, hạ sốt và mát gan.

+ Lá cây đinh lăng có tác dụng điều trị ho ra máu, tình trạng ho dai dẳng lâu ngày.

+ Chữa mất ngủ và khó ngủ.

+ Giảm thiểu được những triệu chứng đau mỏi lưng, bị tê bì chân tay.

+ Khi tắm lá đinh lăng cho trẻ sẽ điều trị được chứng dị ứng mẩn ngứa và mề đay.

+ Gối đinh lăng cũng sẽ điều trị được triệu chứng ra mồ hôi trộm đối với trẻ nhỏ, giúp cho trẻ được ngủ ngon giấc và không còn mơ sảng nữa.

Ngoài ra, đối với chị em phụ nữ thích chăm sóc làn da mặt cũng không nên bỏ qua những công dụng làm đẹp từ lá cây đinh lăng. Axit amin, methionine và hàm lượng Vitamin B trong lá cây đinh lăng sẽ có công dụng trong việc hỗ trợ làm trắng da. Theo đó, các bạn có thể sử dụng một nắm lá nấu nước, xông mặt trong vòng khoảng 15 – 20 phút. Đối với cách này sẽ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, dưỡng trắng da mặt rất hiệu quả.

Hoặc để điều trị mụn, các bạn có thể tiến hành đắp mặt nạ lá đinh lăng. Cần phải giã nhuyễn lá tươi cùng với một ít muốn biểu sạch, tiếp đến hãy đắp lên vùng da bị mụn. Hãy đợi cho hỗn hợp này khô thì hãy rửa lại mặt bằng nước sạch, tiếp đó hãy thực hiện từng bước chăm sóc da cơ bản. Lưu ý, không được đắp lên vết thương hở.

Vậy, nên uống lá đinh lăng khô hay tươi?

Với những thông tin cơ bản được chia sẻ ở trên thì mọi người cũng đã biết được rõ về công dụng của lá cây đinh lăng. Vậy, nên uống lá đinh lăng tươi hay không? Theo như các thông tin chia sẻ thì mọi người có thể dùng đinh lăng tươi để nấu uống, hoặc là đinh lăng khô để pha trà đinh lăng. Cho dù là tươi hay là khô thì đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Nhưng lá tươi khi mới còn hái sẽ có chứa nhiều nhựa, nhất là lượng saponin trong lá tươi rất cao, nếu như nạp vào lượng lớn sẽ gây nên tình trạng tiêu chảy, bị rối loạn tiêu hóa ở người mắc hội chứng ruột kích thích. Khi lá đinh lăng đã được phơi khô, lượng saponin sẽ giảm đi đáng kể, vì vậy sẽ không gây những tác dụng phụ được liệt kê ở trên.

Bên cạnh đó, khi phơi khô để nấu nước, pha trà thì các bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm và hương vị nhẹ nhàng. Do đó, uống lá đinh lăng khô sẽ phù hợp đối với những ai không thích mùi hăng và nồng của lá tươi.

Hướng dẫn cách nấu nước lá cây đinh lăng

Cách nấu nước lá cây đinh lăng sẽ được tiến hành thực hiện cụ thể như sau:

Những công dụng của lá cây đinh lăng đối với sức khỏe
Hướng dẫn cách nấu nước lá cây đinh lăng

>>> Giải đáp rõ hơn về thắc mắc cây đinh lăng ra hoa có tốt không

Cách nấu nước lá đinh lăng tươi

Chuẩn bị: 200g lá tươi (hoặc các bạn có thể thay đổi về liều dùng theo sở thích của bản thân muốn uống đặc hoặc là nhạt).

Cách nấu nước lá đinh lăng tươi:

  • Đầu tiên các bạn hãy ngâm qua với nước muối, sau đó cần phải rửa sạch.
  • Sau đó, hãy cho vào nồi nước đang sôi và đậy nắp lại.
  • Tiến hành đun trong vòng 20 – 30 phút.
  • Tắt bếp và hãy loại bỏ lá ra hết.
  • Hãy đổ nước và cốc và thưởng thức.

Cách pha nước lá đinh lăng khô

Chuẩn bị: 100g lá khô.

Cách nấu nước lá đinh lăng khô: đun sôi cùng với 1 lít nước và nấu khoảng thời gian 20 phút cho từng dược chất được chiết ra hết là được. Sau đó, các bạn hãy lọc lấy nước uống mỗi ngày. Hoặc có thể lấy lá khô cắt nhỏ và hãm nước sôi để làm trà uống hàng ngày.

Hoặc nhiều người cũng thường lấy ít lá cây đinh lăng để mang đi ngâm rượu thay vì pha trà hoặc là đun sôi. Đối với phần thân và củ đinh lăng ngâm rượu cũng mang lại rất nhiều những công dụng tốt đối với sức khỏe như tăng cường sức lực, dẻo dai, bồi bổ sức khỏe.

Một số lưu ý quan trọng khi uống nước lá đinh lăng

Theo như đánh giá chung cho thấy lá đinh lăng lành tính và không độc hại, vị hơi đắng nhưng không khó uống và phù hợp với hầu hết với mọi đối tượng. Nhưng trước khi dùng các bạn cần phải lưu ý về một số những vấn đề cụ thể như sau:

+ Mọi người chỉ nên uống liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức cần thiết.

+ Chất saponin ở trong lá tươi cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở người mắc hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, lá khô chính là lựa chọn an toàn và bảo đảm hơn.

+ Đối với trẻ em, chỉ nên cho trẻ tắm hoặc là lót ở dưới gối nằm, không nên cho trẻ uống nước lá đinh lăng.

+ Không nên dùng tùy tiện nước sắc đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Kết luận

Hy vọng những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ về công dụng của lá cây đinh lăng. Nếu như không hiểu rõ thông tin các bạn cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến trải nghiệm giải trí trực tuyến, hãy ghé thăm trang cá độ bóng đá để tham gia vào thế giới giải trí online.

5/5 - (1 bình chọn)