Cây đinh lăng nếp là dược liệu quý trong bài thuốc cổ truyền
Đinh lăng nếp từ lâu được xem là một vị thuốc quý chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chỉ có một số vùng phân bố loại cây này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về thông tin phân biệt, công dụng của chúng trong bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm (trên khoa học là Polyscias fruticosa). Giống cây này hiện được trồng phổ biến làm cảnh và dùng để làm thuốc trong y học cổ truyền.
Cây đinh lăng có hình dáng nhỏ với chiều cao khoảng 1-2 mét. Cây có dáng lá kép hình lông chim, chúng mọc sole nhau và có viền hình răng cưa. Hoa đinh lăng thường có màu lục nhạt hoặc màu trắng xám còn quả có màu trắng ngả bạc. Theo nhiều nghiên cứu thì cây đinh lăng cùng họ với nhân sâm.
Cây đinh lăng được tìm thấy tại nhiều tỉnh phía Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc Việt Nam gồm: Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái,…
Cây đinh lăng có thể dùng để ăn lá, còn củ và rễ được dùng làm dược liệu. Với nhiều công dụng thì cây đinh lăng ngày càng được trồng rộng rãi ở Việt nam.
>>> Giải đáp thắc mắc: Cây đinh lăng trồng trong nhà được không?
Cây đinh lăng có khá nhiều loại, bạn có thể phân biết theo những đặc tính bên dưới:
Đinh lăng lá nếp và lá tẻ rất dễ nhầm lẫn. Do vậy mà hãy cùng tìm hiểu dưới đây để bạn không bị chọn nhầm loại nhé:
Thân cây đinh lăng nếp lá nhỏ thường nhẵn nhụi không có gai nhọn, chúng có chiều cao lên khoảng 1,5m. Lá cây nhỏ và phần mép thường không đều. Chiều dài từ bẹ lá đến ngọn khoảng 20-40cm. Bạn có thể dùng lá như một loại rau sống ăn kèm. Còn rễ cây có mùi thơm lan tỏa, vị ngọt nhẹ, dễ dùng và dễ bẻ đôi.
Điểm khác biệt lớn so với cây đinh lăng nếp chính là nằm ở chiếc lá. Cây tẻ này có lá như mũi mác, xếp cân đối với nhau và chúng không xẻ thùy hình chân chim như lá nếp. Phần thân và rễ của hai loại này khá giống nhau, lá non lúc mới mọc cũng nhiều nét tương đồng
Rễ khô và cứng, vị khô không ngọt, không mùi thơm.
>>> Những công dụng của lá cây đinh lăng đối với sức khỏe
Cây đinh lăng nếp được dùng khá phổ biến, bao gồm củ, rễ, thân và lá. Dưới đây là cách sơ chế và sử dụng theo từng mục đích khác nhau, bạn tham khảo nhé:
Cây đinh lăng nếp còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, y học cổ truyền dưới đây:
Để đạt được hiệu quả dùng cây đinh lăng nếp chữa bệnh thì các bạn cần chú ý: Nên dùng cây đinh lăng có tuổi đời từ ít nhất từ 3 năm trở lên. Các cây đinh lăng non có dược tính yếu thường không phát huy được công dụng chữa bệnh. Còn những cây già quá thì bị lão hòa và ít chất dinh dưỡng hơn.
Bạn cần phải dùng cây đinh lăng đúng liều lượng, tránh dùng với liều cao bởi có thể gây ra những tác dụng phụ của saponin dẫn đến phá huyết gây ra tình trạng mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa. Nếu lạm dụng lá đinh lăng dùng nhiều có thể khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt.
Tuyệt đối nên cẩn trọng dùng với đối tượng là phụ nữ mang thai, hay những người mắc bệnh gan mật.
Bài viết trên đây nhằm giúp bạn tìm hiểu công dụng của cây đinh lăng nếp và công dụng của chúng. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức quan trọng khác, tốt cho sức khỏe nhé.
Đông trùng hạ thảo được biết đến là loại dược liệu vô cùng quý hiếm…
Đông trùng hạ thảo là một thảo dược quý hiếm với giá trị dinh dưỡng…
Trong Y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo là loại thảo dược quý hiếm…
Đông trùng hạ thảo và mật ong đều là hai loại thuốc quý đối với…
Đông trùng hạ thảo được xem là loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm như…
Đông trùng hạ thảo từ lâu đã được coi là một loại dược liệu quý…