26 Tháng Tư, 2024
cây sả có tác dụng gì

Tìm hiểu cây sả có tác dụng gì?

Cây sả là một loại gia vị quen thuộc trong các món ăn hàng ngày ở Việt Nam. Vậy cây sả có tác dụng gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Cây sả có tác dụng gì?

Cây sả còn có tên gọi khác là sả chanh, cỏ sả, hương mao hoặc lá sả. Cây này có thân cao từ 1 – 1,5m, có màu xanh, phiến lá cuốn vào nhau thành từng lớp, có mùi thơm vô cùng dễ chịu. Đây là một trong những loại gia vị quen thuộc của người Việt trong nhiều món ăn.

Trong Đông y, củ sả thường được sử dụng là nguyên liệu để điều trị một số bệnh về tiêu hóa, giải cảm, hạ sốt, bệnh da liễu…

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Trong cây sả chứa nhiều chất chống oxy hóa và hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa một số căn bệnh nguy hại. Do đó, cây sả thường được dùng như là một cách chữa trị đầy bụng, chướng bụng và khó tiêu hiệu quả.

Giúp giải độc 

Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu. Điều này giúp cho gan, thận, tuyến tụy, đường tiêu hóa và bàng quang được sạch sẽ. Từ đó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. Đặc biệt, cây sả còn có tác dụng giải độc rượu rất nhanh. Bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc rồi gạn lấy 1 chén. Người say rượu nên uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

cây sả có tác dụng gìTìm hiểu cây sả có tác dụng gì?

Xem thêm: Cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Điều hòa huyết áp cho cơ thể

Trong cây sả có chứa magie và kali giúp cho huyết áp của cơ thể ổn định và giảm xuống khi đang ở mức cao. Khi huyết áp ổn định sẽ giúp giảm đi đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đây là tác dụng của cây sả được nhiều bệnh nhân cao huyết áp tin dùng.

Nếu bạn đang gặp tình trạng huyết áp cao thì hãy uống một cốc nước sả để giúp làm giảm huyết áp. Vì trong cây sả có tinh chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu và tốt cho những người mắc các vấn đề về huyết áp.

Giảm ho và sốt ở người

Củ sả vốn có tính nóng và vị cay nồng, khi kết hợp với tỏi, mật ong sẽ làm tăng hiệu quả điều trị ho, sốt ở người. Ngoài ra, trong cây sả còn chứa các hoạt chất diệt khuẩn mạnh giúp bệnh mau lành hơn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Hỗ trợ giảm cân 

Người ta thường sử dụng củ sả giống như ớt để hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa. Củ sả còn giúp thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn và cải thiện khả năng trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, củ sả còn có thể cắt giảm calo cho cơ thể, thuận lợi cho quá trình giảm cân của phụ nữ.

Ngăn ngừa ung thư

Theo một số nghiên cứu khoa học, hợp chất citral trong cây sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, trong cây sả còn chứa beta-carotene-1 là loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay cho trà.

cây sả có tác dụng gìTìm hiểu cây sả có tác dụng gì?

Xem thêm: Tìm hiểu về ngành Dược tại Việt Nam

Tốt cho hệ thần kinh

Tinh dầu được bào chế từ củ sả giúp tăng cường đáng kể các chức năng của hệ thần kinh. Đồng thời giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm thiểu khả năng mắc các bệnh thần kinh như Parkinson, Alzheimer, rối loạn trí nhớ, thiểu năng tuần hoàn não…

Trị rối loạn kinh nguyệt

Các thành phần trong cây sả có tác dụng điều trị trình trạng rối loạn kinh nguyệt và giảm các cơn đau bụng khi hành kinh. Bạn có thể kết hợp vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng để uống dần. Bên cạnh đó, chị em cũng có thể ép sả tươi hoặc sắc lấy nước uống để giảm các cơn đau bụng hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.

Khử mùi và đuổi côn trùng

Trong củ sả khi tổng hợp thành tinh dầu sẽ chứa rất nhiều các chất có mùi thơm và diệt khuẩn tốt. Vì vậy, khi bôi tinh dầu sả lên da hoặc phun trong nhà, bạn có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như rệp, bọ chét… Do đó, nhiều người dùng cây sả chống muỗi và khử mùi.

Những điều cần lưu ý khi khi sử dụng cây sả

Để việc sử dụng cây sả hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

– Cây sả có tính nóng nên việc sử dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng tiêu chảy.

– Việc sử dụng tinh dầu sả nguyên chất một cách trực tiếp có thể khiến bạn bị ngộ độc, kích ứng toàn thân. Vì vậy, bạn cần phải pha loãng trước khi dùng.

– Tinh dầu sả có thể gây sốc phản vệ nếu như bạn bị dị ứng với một vài thành phần của củ sả.

– Đối với phụ nữ đang mang thai cần phải cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu sả. Bởi các chất trong cây sả có thể khiến kích thích tử cung, ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt và dễ gây sảy thai.

– Tuyệt đối không không cho trẻ em nghịch tinh dầu sả, bởi sẽ bị kích ứng da gây ngứa ngáy khó chịu.

– Người bị hư nhược hoặc thể trạng yếu cũng không nên dùng củ sả thường xuyên. Bởi sả có tính nóng nên có thể gây tiêu tan khí huyết cho những người này.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc tìm hiểu về cây sả có tác dụng gì cũng như biết cách sử dụng hiệu quả và an toàn.

Tổng hợp

Rate this post