Thuốc K-cort là thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng. Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh viêm khớp, viêm khớp vảy nến, phù mạch, sẹo lồi,…
Nội dung tóm tắt
Thuốc K-cort là gì?
- Tên thuốc: K – cort
- Nhóm thuốc: Thuốc hormone, thuốc nội tiết
- Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
Thuốc K-cort được sản xuất và phân phối chính thức bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Nam Ampharco. Hiện tại thuốc K-cort có giá là 350.000 đồng một hộp, 5 ống, mỗi ống 20 ml. Tuy nhiên giá bán có thể khác nhau tùy vào nhà thuốc hoặc nhà phân phối.
Tác dụng
Với liều cao, dùng toàn thân, triamcinolon có tác dụng ức chế bài tiết hormon hướng vỏ thượng thận (ACTH) từ tuyến yên (gây suy vỏ thượng thận thứ phát), vỏ thượng thận ngừng tiết corticosteroid.
Công dụng
Thuốc K-cort được sử dụng trong các trường hợp như: rối loạn dị ứng, viêm khớp , huyết bệnh, khó thở , bệnh ung thư nhất định, bệnh về mắt, rối loạn đường ruột, trị sẹo…
Liều lượng – cách dùng:
Viên uống:
Người lớn: Liều từ 4 – 48 mg/ngày, tùy theo từng loại bệnh, nhưng liều trên 32 mg/ngày rất ít khi được chỉ định. Ví dụ:
Do dị ứng: 8 – 16 mg/ngày có thể kiểm soát được bệnh trong vòng 24 – 48 giờ.
Viêm khớp dạng thấp: Liều ban đầu: 8 – 16 mg/ngày trong 2 – 7 ngày. Liều duy trì: 2 – 16 mg/ngày.Viêm mũi dị ứng nặng theo mùa: Liều ban đầu: 8 – 12 mg/ngày. Liều duy trì: 2 – 6 mg/ngày.
Luput ban đỏ rải rác: Liều ban đầu: 20 – 30 mg/ngày. Liều duy trì: 3 – 30 mg/ngày.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc K-cort cho người quá mẫn cảm với Triamcinolone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, một số đối tượng không được sử dụng K-cort bao gồm:
- Nhiễm nấm toàn thân
- Nhiễm siêu vi hoặc nhiễm lao
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
- Có bệnh do virus như: Herpes, zona, bệnh gout, viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tâm thần, viêm gan cấp, đái tháo đường.
- Với người trên 60 tuổi, việc dùng thuốc sẽ dẫn đến loãng xương và phát triển đục thủy tinh thể, làm nặng thêm bệnh đái tháo đường và gia tăng các vết loét có sẵn.
Khi đã dùng thuốc trong thời gian dài cần ngừng thuốc, nhưng thời gian ngừng thuốc phải ngừng từ từ. Việc ngừng thuốc từ từ này cũng tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn trong từng trường hợp cụ thể.
Ngừng hoặc giảm liều đột ngột có thể thúc đẩy suy thượng thận cấp với biểu hiện như: khó chịu, yếu cơ, thay đổi tâm thần, đau cơ, khớp, tróc da, khó thở, chán ăn, buồn nôn, nôn, sốt, hạ đường huyết, hạ huyết áp, mất nước, có thể dẫn đến tử vong. Một số trường hợp, ngừng thuốc đột ngột lại kích thích bệnh cũ tái phát nặng hơn…