Trẻ được sinh ra và phát triển khác nhau nhưng phản xạ giật mình xuất hiện ở hầu hết các bé. Tìm hiểu mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Biểu hiện giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh
Khi trẻ giật mình, trẻ sẽ vung tay qua một bên, lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay cái cong lại. Chân và ngón chân của trẻ cũng đẩy ra và căng thẳng. Bình thường khi trẻ giật mình thì sẽ không khóc.
Phản xạ giật mình ở trẻ là những biểu hiện sinh lý cho thấy trẻ có sự phản ứng mạnh mẽ với những tác động ở xung quanh. Khi trẻ càng lớn, trẻ sẽ dần kiểm soát được các cơ của mình nên sẽ bớt giật mình hơn.
Thông thường với những trẻ mới sinh dưới 6 tháng tuổi, chúng hay giật mình đêm rồi thức đòi ti mẹ, đó là tình trạng hoàn toàn bình thường.
Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ vừa giật mình, vừa quấy khóc rất khó dỗ trẻ ngủ lại. Trẻ ngủ không ngon giấc thì có khả năng bé đang gặp vấn đề gì đó trong cơ thể mà các mẹ cần phải theo dõi để nhanh chóng tìm cách điều trị sớm nhất có thể.
**** Tham khảo thêm: Bài thuốc cho trẻ 7 tháng tuổi bị ho có đờm mẹ cần áp dụng ngay
Nguyên nhân khiến trẻ giật mình
Gặp phải tiếng động mạnh
Ngay cả người lớn, nhiều khi gặp những tiếng động mạnh cũng giật mình cho nên với cấu trúc và chức năng não bộ của trẻ sơ sinh còn non nớt sẽ càng dễ nhạy cảm với tiếng động xung quanh làm cho bé bị giật mình.
Bị trào ngược dạ dày thực quản
Giật mình kèm khóc đêm, ngủ không yên là biểu hiện thường thấy đối với bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi dịch dạ dày bị trào ngược lên, nó sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, giật mình tỉnh giấc và quấy khóc.
Thiếu canxi, vitamin D
Trong trường hợp bé bị thiếu canxi, vitamin D và một số nguyên tố vi lượng cấu tạo nên xương thì ngoài việc bé bị ảnh hưởng sức khỏe như chậm lớn, còi xương…thì biểu hiện trước mắt là trẻ hay giật mình khóc đêm trong thời gian ngủ.
Các nghiên cứu từ những chuyên gia hàng đầu ngành y đã chỉ ra rằng canxi bị thiếu sẽ gây tổn hại đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh từ trytophan sang melatonine khiến trẻ ngủ không sâu giấc dẫn đến bị giật mình.
Bên cạnh đó, do thiếu vitamin D – chất thúc đẩy quá trình tạo thành phức hợp protein –canxi để tăng cường hấp thụ canxi trong sữa mẹ gây nên tình trạng biếng ăn, mệt mỏi. Điều này khiến trẻ bị ngủ chập chờn và quấy khóc nhiều hơn.
Mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Nhiều mẹo dân gian mang lại hiệu quả tích cực trong việc giúp bé không giật mình khi ngủ.
- Sử dụng vòng dâu tằm: Người xưa quan niệm rằng trẻ bị giật mình khi ngủ do sợ hãi, do đó đã nghĩ ra mẹo dùng vòng dâu tằm.
- Đặt dưới gối của trẻ 1 con dao nhỏ hoặc 1 vài nhánh tỏi cũng giúp tránh “tà ma”, trẻ nhỏ sẽ ngủ ngon hơn.
- Không dỗ trẻ nếu trẻ khóc đêm: Nghe thì có vẻ lạ lẫm nhưng theo kinh nghiệm của các cụ ngày trước thì trẻ sẽ càng khóc nhiều hơn nếu cha mẹ thường xuyên dỗ trẻ, cưng nựng vào ban đêm.
- Cho trẻ uống nước sắc từ các loại thảo dược tự nhiên( trà tâm sen, trà hoa cúc, nước lá đinh lăng…) cũng là cách để trẻ ngủ ngon hơn.
- Khắc phục tình trạng trẻ giật mình khi ngủ nhờ việc tạo lập các thói quen tốt cho bé như ngủ vào 1 khung giờ nhất định, không thức khuya, hoạt động thể chất nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
- Cho trẻ ăn các món ăn giúp điều hòa khí huyết, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Dùng tinh dầu xông trong phòng ngủ giúp trẻ dễ ngủ và sẽ ngủ sâu giấc hơn.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.