3 Tháng mười, 2024

Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản

Giao tiếp là nét văn hóa đặc trưng của người dân “xử sở hoa anh đào” với những quy tắc và lễ nghi riêng. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản.

Cúi chào là nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp

Nghi thức cúi chào được gọi là Ojigi. Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau: kiểu Saikeirei, kiểu Futsuurei, kiểu Eshaku. Với đối tượng giao tiếp là cấp trên, người lớn tuổi, người Nhật thực hiện nghi thức chào cúi sâu 900. Với những bạn bè cùng trang lứa cũng như hầu hết mọi người, người Nhật thường cúi 300 và với những người dưới tuổi, thường cúi 150. Hiểu được ý nghĩa của việc cúi chào sẽ giúp bạn trở nên lịch sự hơn khi giao tiếp với người Nhật.

Bên cạnh đó, người Nhật thường hạn chế đến mức tối đa sự tiếp xúc cơ thể. Thế nhưng, một số kiểu chào của phương Tây như ôm hôn, bắt tay đang dần xuất hiện trong đời sống giới trẻ hàng ngày.

 Văn hóa giao tiếp mắt

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một hành động thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại. Thay vào đó, họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, đồ nữ trang, một cuốn sách, lọ hoa…, hay cúi đầu xuống và nhìn sang bên.

Khi đến chơi nhà

Nếu đến thăm nhà của người Nhật thì những vấn đề về cách xưng hô, ăn uống, quà cáp…  là những điều cần được lưu ý nhiều nhất. Người Nhật đặc biệt quan tâm đến thái độ ứng xử của bạn khi đến chơi nhà. Cách ứng xử có thể giúp mối quan hệ trở nên khăng khít hơn, nhưng cũng có thể tồi tệ nếu ta không biết những quy tắc nho nhỏ tại gia của họ.

Người Nhật trọng danh thiếp

Danh thiếp được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu khi bạn muốn đặt mối quan hệ với người Nhật trên thương trường. Họ coi thiếp như chiếc vé đa năng để có thể đi đến bất cứ đâu họ muốn. Đặc biệt, người Nhật coi trọng và quan tâm đến danh thiếp, quan tâm đến từng chi tiết trên tấm danh thiếp mà họ nhận được. Chính vì thế, nếu muốn làm việc lâu dài với người Nhật, điều đầu tiên bạn phải học cách trao và tôn trọng danh thiếp.

Trang phục thể hiện văn hóa giao tiếp

Hiện nay, tại Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sốngở những thành phố, thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì trang phục này thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Với người Nhật, trang phục nói chung và trang phục nơi công sở nói riêng không có nghĩa giấu đi phong cách riêng mà phải tạo nên vẻ ngoài lịch lãm, chuyên nghiệp của người mặc. Thực tế, những công ty doanh nghiệp Nhật dành sự quan tâm cho vấn đề ăn mặc của nhân viên. Điều này khiến công ty luôn được đánh giá cao và tạo được thiện cảm từ phía các đối tác, nhà đầu tư.

Văn hóa tặng quà của người Nhật

Tặng quà được đánh giá là yếu tố quan trọng trong kinh doanh ở Nhật Bản. Tại Nhật Bản, tại cuộc gặp gỡ đầu tiên, người ta hay tặng nhau quà. Rất nhiều người từ phương Tây tới Nhật Bản đều gặp phải khó khăn trong việc tặng quà cho người khác, vì việc tặng quà này khác với việc tặng quà như của người Mỹ. Ở Nhật, tặng quà là một nghệ thuật. Tặng quà thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ. Những nghi thức tặng quà, món quà, số đếm của chúng, cách trang trí… đều được người Nhật hết sức lưu ý khi tặng cho nhau.

Minh Trang – Kiến trúc sư thiết kế nhà phố tổng hợp

Rate this post