19 Tháng chín, 2024

Trẻ 7 tháng tuổi ăn sữa chua được không? Lợi ích sữa chua là gì?

Liệu trẻ 7 tháng tuổi ăn sữa chua được không? Sản phẩm này có gây ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu đời hay không?

Nội dung tóm tắt

Trẻ 7 tháng tuổi ăn sữa chua được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên nên được bổ sung thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày. Kể từ khi trả đã hoàn toàn thích nghi với các chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ, các mẹ đã có thể tập cho bé ăn sữa chua.

Trẻ 7 tháng tuổi ăn được sữa chua chưa?

Trẻ 7 tháng tuổi ăn được sữa chua chưa?

Vì sao nên cho bé ăn sữa chua?

Sữa chua cung cấp cho bé những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Một vài lợi ích của sữa chua mang đến cho bé như:

Cung cấp nguồn canxi cho cơ thể

1 hộp sữa chua theo thống kê có chứa 110mg canxi. Nguồn dinh dưỡng này bổ sung hàm lượng canxi cần thiết cho sự phát triển của bé. Mỗi ngày cần bổ sung khoảng 400 -600mg canxi là đủ.

Tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Sữa chua giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả hơn, hệ miễn dịch ngày càng dược tăng cường. Trong sản phẩm này có chứa một lượng men vi sinh cần thiết cho hệ đường ruột non nớt của bé. Một hệ tiêu hóa hoạt động tốt giúp trẻ hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh hơn.

Sữa chua mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của béSữa chua mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của bé

Tăng cường hàm lượng lớn protein cho cơ thể

Một số trẻ thường xuyên gặp tình trạng dị ứng với nguồn protein ngoài sữa mẹ như sữa bò. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc bổ sung đạm và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của bé. Hàm lượng protein có trong sữa chua cung cấp một lượng protein đặc biệt phù hợp với hệ tiêu hóa của bé, bổ sung nguồn đạm còn thiếu cho cơ thể.

>> Tìm hiểu ngay: Các món ăn dặm cho trẻ 6 – 7 tháng tuổi gồm những gì? Để có thêm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ vô cùng có lợi cho bé.

Trung hòa lượng kháng sinh

Một số bé có thể trạng cơ thể yếu, thường xuyên điều trị bằng kháng sinh. Điều này vô tình đã giết chết đi những vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, ăn sữa chua mỗi ngày khi bé ốm là cách hiệu quả nhất để trung hòa những tác dụng phụ của kháng sinh, cân bằng hiệu quả hệ sinh vật trong đường ruột.

Duy trì khối lượng cơ thể

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, ăn sữa chua thường xuyên giúp trẻ ít có cảm giác đói hơn. Nhờ vậy, lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể ít hơn và giảm thiểu tối đa nguy cơ béo phì.

Những lưu ý cần nắm khi cho bé ăn sữa chua

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé, bố mẹ nên nắm rõ một số lưu ý sai đây:

Không ăn sữa chua khi đói

Không nên cho bé ăn sữa chua vào lúc đói bởi trong thời gian này hệ tiêu hóa trống rỗng, hàm lượng axit được tiết ra trong dạ dày rất cao. Do đó, hệ vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi axit không thể cung cấp dưỡng chất cho bé.

Không ăn kèm với thực phẩm chế biến sẵn

Đừng nên kết hợp sữa chua với một số loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt đông lạnh, xúc xích, lạp xưởng,… Sự kết hợp này gây nên tình trạng táo bón, rối loạn đường tiêu hóa, đau dạ dày,… gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Bạn có thể kết hợp sữa chua cùng các loại rau, củ ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày.

Trẻ 7 tháng tuổi có ăn được sữa chua kết hợp cùng các loại thực phẩm khác?

Trẻ 7 tháng tuổi có ăn được sữa chua kết hợp cùng các loại thực phẩm khác?

Vệ sinh răng miệng thật kỹ sau khi ăn sữa chua

Trong thành phần của sữa chua có chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi với hoạt tính khá mạnh. Nếu bố mẹ không vệ sinh răng miệng thật kỹ cho bé sau khi ăn, nguy cơ hỏng men răng rất cao.

Tuyệt đối không hâm nóng sữa chua

Khi hâm nóng sữa chua ở nhiệt độ cao, lượng vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, nguồn dinh dưỡng bị biến đổi, không còn đảm bảo chất lượng như ban đầu.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề đề ” Trẻ 7 tháng tuổi ăn sữa chua được không?”. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích để có được một chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học cho sự phát triển của trẻ. Chúc bé hay ăn chóng lớn nhé!

Rate this post