20 Tháng Tư, 2024
nhung-cach-xong-chua-cam-cum-nhanh-tai-nha

Những cách xông chữa cảm cúm nhanh tại nhà

Từ xưa dân gian ta đã có những cách xông chữa cảm cúm hơi bằng lá hoặc bằng thảo dược. Tuy nhiên nguyên liệu để xông cần chuẩn bị kỹ càng và phải xông đúng cách. Dưới đây là những cách xông chữa cảm cúm nhanh tại nhà đơn giản dễ thực hiện bạn có thể tham khảo ngay.

Phương pháp xông hơi trị cảm cúm

Xông cảm cúm được sử dụng từ ngàn xưa, phương pháp chữa bệnh này để cơ thể tự điều tiết thân nhiệt bằng cách làm cho cơ thể tiết ra mồ hôi. Từ đó sẽ giúp nhanh phục hồi sức khỏe. Muốn có hiệu quả, lá xông cũng cần được chọn phù hợp và phương pháp xông phải đúng cách. Các loại lá xông cảm cúm vừa dễ tìm vừa hiệu quả giải cảm nhanh thông dụng nhất là lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, hương nhu, ngải cứu, lá gừng, lá nghệ,…

xong-chua-cam-cum
Phương pháp xông hơi trị cảm cúm này cơ thể của bạn sẽ khỏe lên

Theo kinh nghiệm dân gian thì nồi lá xông cần chọn các loại lá thơm có tinh dầu mang tác dụng trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng, tân ôn giải biểu. Áp dụng phương pháp xông hơi trị cảm cúm này cơ thể của bạn sẽ khỏe lên sớm sau vài lần áp dụng.

Thời tiết giao mùa có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi để các bệnh cảm cúm phát triển mạnh mẽ. Khi mắc bệnh cảm cúm, nhiều người thường mua thuốc trị cảm và kháng sinh về uống. Tuy nhiên theo khuyến cáo, cảm cúm là do virus gây ra nên không nên dùng kháng sinh bừa bãi sẽ có hại cho sức khỏe.

Nhiệt độ cơ thể tăng khi bị cảm là do lỗ chân long bị hàn tà bít lại gây tắc, để ổn định cần có sự lưu thông ở tuyến da. Nhiệt độ cơ thể tăng lên, gây ra các triệu chứng sốt, khó chịu, đau nhức toàn thân, ngạt mũi, đau họng, rát họng,… Hơi nước trong nồi nước xông làm giãn mạch ngoại biên, bạn sẽ thấy sớm khỏe trở lại. Nên bồi dưỡng cho cơ thể sức đề kháng để chống bệnh hiệu quả. Khi đó chúng ta dùng lá xông cảm cúm là cách để điều trị hiệu quả cảm cúm.

Hơi nước trong nồi nước xông kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm đau, chống viêm, chóng mặt, đau đầu.

Cần lưu ý khi xông

  • Người bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần. Thời gian xông hơi khoảng 10-15 phút
  • Phòng xông cần đủ kín cởi bỏ quần áo ngoài, ngồi trên một mặt phẳng. Đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, hít thở mạnh và sâu để tinh dầu vào sâu trong phế nang.
  • Sau đó mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch, mặc quần áo sạch. Người già xông phải có người hỗ trợ phía sau giữ vai tránh cho người bệnh khỏi ngã.
  • Người bị huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da mới ốm dậy, trẻ em dưới 12 tuổi… không nên xông hơi, xông lá.
  • Không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước
  • Không xông đối với trường hợp cảm nắng, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, có triệu chứng ra nhiều mồ hôi
  • Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bị ốm máu huyết không lưu thông.
  • Phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều không xông lá
  • Khi xông thấy khó thở, tức ngực cần dừng xông ngay. Không nên tùy tiện xông hơi mà cần đi khám ở cơ sở y tế.
  • Nên chuẩn bị bát cháo nóng giải cảm có tiêu, hành, lá tía tô để ăn sau khi xông giải cảm

Các loại lá xông cảm cúm

Các loại lá nấu nước xông chứa tinh dầu giúp giải cảm

  • Lá tre: Giải nhiệt, tiêu đờm, sát khuẩn hiệu quả cho cả cảm mạo và cảm cúm.
  • Lá sả: Tốt cho tiêu hóa, sát khuẩn, chữa tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa
  • Lá bưởi có tác dụng trị cảm cúm, tiêu thực
  • Bạc hà: Sát khuẩn, chống viêm
  • Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo
  • Ngải cứu: Điều hòa khí huyết
  • Hương nhu: Thanh nhiệt, trừ thấp; chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi

Khi xông, hơi nước nóng sẽ bốc lên mặt làm giãn mạch ngoại biên, đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nướcàm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở. Người bị cảm sẽ thấy dễ chịu, khoan khoái.

xong-chua-cam-cum
Các loại lá nấu nước xông chứa tinh dầu giúp giải cảm

Bệnh cảm lạnh là bệnh rất dễ mắc nhất là khi thời tiết thay đổi. Vì thế để ngăn ngừa bị cảm bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe trong những ngày thời tiết thay đổi. Cần bổ sung thêm vitamin C, ăn hoa quả, ăn rau xanh nhiều hơn để tăng sức đề kháng. Giữ cho cơ thể sạch sẽ để ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Khi xông hơi, cơ thể chúng ta sẽ tăng tiết mồ hôi sau đó là giãn nở những mạch máu ngoại vi. Đây là phương thức chữa bệnh cảm hữu hiệu giúp cơ thể giải cảm và có tác dụng tiêu thủng tán thấp, trừ nặng nề cơ thể, giải độc cơ thể. Tình trạng nên dùng lá xông là khi bạn bị cảm với các triệu chứng như đau đầu, đau họng, rát họng, ngạt mũi, đổ mồ hôi, đau mình, muốn nằm. Khi cảm là lỗ chân lông trên cơ thể bị bít lại, đường phế đạo bị ách tắc nên có hàng loạt triệu chứng kể trên.

Thực phẩm người bệnh cảm cúm nên ăn

Cháo hành, tía tô

Hành và tía tô được coi là một loại kháng sinh tự nhiên có tính sát khuẩn mạnh, được dùng để chữa cảm cúm rất nhạy giúp đánh bay cảm cúm đặc biệt hiệu quả. Cảm cúm thường nấu cháo hành, tía tô để ăn giúp giải cảm, trị cúm

Uống chanh mật ong

Chanh, mật ong có tác dụng phòng tránh và trị cảm rất công hiệu. Chanh chứa hàm lượng cao vitamin C là món đồ uống bổ dưỡng giúp tăng sức đề kháng. Mật ong có tính kháng khuẩn mạnh nên kết hợp 1 nguyên liệu này sẽ có tác dụng đánh bay cơn cảm cúm nhanh chóng giúp hồi phục thể lực.

Đậu phụ: Ăn đậu có nhiều protein và nhiều vitamin, khoáng chất sẽ giúp tăng cường và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Hạt ngũ cốc: Hạt ngũ cốc cung cấp các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Thực phẩm nên ăn khi bị cảm cúm là thịt gia cầm như gà, vịt giúp cung cấp năng lượng, tăng sức dẻo dai cho cơ bắp.

Rate this post