28 Tháng Ba, 2024

Cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Cây nhọ nồi (hay còn gọi là cỏ mực) là một trong số mười cây hoa quý mọc phổ biến ở miền Bắc có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời không phải ai cũng biết tới  ít người biết tới. Vậy cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Ở một vài nước Trung Đông, cây nhọ nồi được sử dụng làm mỹ phẩm bôi da, thoa tóc từ thời xưa và nó cũng là nguyên liệu chế tạo chất phẩm nhuộm đen cho tóc được nhiều người sử dụng.

A – Đặc điểm chung của cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi thuộc loại cây sống quanh năm, thân thẳng đứng, có lông thưa, cứng với chiều cao từ 0.2-0.4m. Thân cây có màu nâu, lục nhạt hoặc hơi đỏ tía. Mép lá có răng cưa cạn và có lông thưa ở cả hai mặt lá, hoa có màu trắng

Theo nghiên cứu của Đông Y thì đây là cây thuốc chữa bệnh nên không có độc, có vị chua và ngọt, có tính hàn.

B – 10 Tác dụng quan trọng của cây nhọ nồi

1. Cầm máu

Trong cây nhọ nồi có chứa chất tanin có thể rút ngắn thời gian đông máu. Ở Trung Quốc, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm cắt đứt động mạch trên đùi con chó sau đó lấy bột cỏ cây nhọ nồi đã giã nát đắp vào chỗ đứt, khẽ ấn nhẹ và thấy có tác dụng cầm máu rất tốt.

Xem thêm : Sử dụng cây nhọ nồi hạ sốt như thế nào?

2. Chữa sốt phát ban

Theo nghiên cứu khi bị bệnh sốt phát ban sắc cây nhọ nồi uống lấy nước thấy có hiệu quả. Sắc khoảng 60gam nhọ nồi sắc với 250ml mỗi ngày uống một lần, sử dụng liên tục trong 2-3 ngày sốt phát ban sẽ thấy có tác dụng.

Cây nhọ nồi có tác dụng gì

Khi bị sốt phát ban có thể thực hiện với cách điều trị dân gian từ cây nhọ nồi

3. Tăng cường miễn dịch

Cây nhọ nồi có khả năng ức chế được quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ở ung thư dạ dày. Ngoài ra còn có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch, tác dụng mạnh đối với tế bào T – lymphocytes (Limphô T).

4. Trị được bệnh viêm họng

Khi mắc những triệu chứng như đau họng, sưng tấy cổ họng, người có cảm giác nuốt khi đau hãy sắc 20gam cỏ nhọ nồi, 20gam bồ công anh, với 12 củ rẻ quạt, kim ngân hoa, cam thảo đất mỗi vị 16gam và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện với thang thuốc dưới đây kéo dài 3-5 ngày.

5. Tốt cho gan

Từ lâu,theo các nghiên cứu trong ống nghiệm và thử nghiệm trên động vật, đều khẳng định rằng cây nhọ nồi có chức năng bảo vệ gan tốt. Ngoài ra cây nhọ nồi còn có khả năng chữa các bệnh về gan như vàng da, viêm gan và giúp gan tiêu trừ độc tố của loại cỏ này.

6. Cải thiện thị lực

Nhọ nồi là loại cây giàu carotene- chất chống oxy hóa cần thiết để giúp đôi mắt bạn được khỏe mạnh. Trong cây nhọ nồi tác dụng ngăn ngừa bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể, cải thiện được thị lực.

7. Cỏ nhọ nồi có tác dụng giảm đau

Cây nhọ nồi tươi có tác dụng dùng để trị đau răng tương đương với thuốc giảm đau codenei và aspirin.Theo các nghiên cứu khác cũng chứng minh tác dụng giảm đau của nhọ nồi là nhờ có chứa tinh chất ethanol và ancaliot.

Xem thêm : Bất ngờ với phương pháp sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

8. Tác dụng cây nhọ nồi chữa bệnh chảy máu cam

Nếu bạn đang bị chảy máu cam hãy lấy một nắm lá cây nhọ nồi rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên vết thương sẽ thấy ngay hiệu quả.

Cây nhọ nồi có tác dụng gì - ngừa máu cam

Cây cỏ nhọ nồi giúp ngừa chảy máu cam

9. Tác dụng điều trị râu tóc bạc sớm

Nếu có hiện tượng tóc bạc sớm hãy lấy một nắm nhọ nồi rửa sạch, đun cô đặc thêm vào mật ong, nước gừng cô lại sau đó bỏ vào lọ để mang ra dùng dần, mỗi lần 1 đến 2 thìa canh hòa với nước đun sôi để ấm hay cho ít rượu gạo để uống. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, ngày uống 3 lần cùng rượu gạo hâm nóng sẽ giúp bổ can thận, trị đau lưng gối, xanh đen râu tóc.

10. Ngừa ung thư

Các nhà thảo dược học cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng dùng cỏ mực cây nhọ nồi có tác động chống ung thư đối với dây chuyền tế bào ung thư gan. Cụ thể là các chiết xuất cồn trong cỏ nhọ nồi giúp kiềm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư và có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

Ngoài những tác dụng kể trên cây nhọ nồi còn chữa sốt xuất huyết, chống sưng viêm gan, hạ huyết áp và trung hòa tác dụng của nọc rắn.

5/5 - (2 bình chọn)