Nước là một phần không thể thiếu cho sự sống của tất cả mọi người và cũng là thành phần chiếm % lớn nhất của cơ thể, dao động khoảng 60% – 70%. Đối với trẻ em, nhu cầu về nước lại càng cần phải được đáp ứng tối ưu để đảm bảo cho sự tăng trưởng của trẻ.
Nội dung tóm tắt
Trẻ 7 tháng tuổi uống bao nhiêu nước một ngày là đủ
Ở trên các chuyên mục tư vấn sức khỏe cho mẹ và bé các chuyên gia hàng đầu tại bệnh viện phụ sản giải đáp thắc mắc bé 7 tháng tuổi uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Đối với trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm nhu cầu nước của trẻ dao động khoảng 200ml đến 300ml/ngày. Trên thực tế, lượng nước trong sữa mẹ vẫn đủ để cung cấp cho bé trong thời điểm này. Tuy nhiên, bé 7 tháng tuổi uống được nước không cũng là thắc mắc của rất nhiều các bà mẹ, thì tùy theo loại thức ăn trong chế độ ăn dặm của trẻ mà bạn cần quyết định có nên cho bé uống thêm nước hay không.
Xem thêm : trẻ 7 tháng tuổi ăn những hoa quả gì
Đối với thực phẩm giàu chất xơ và có hàm lượng nước cao như trái cây, rau quả…, bạn chỉ cần bé uống nước nhấp miệng sau bữa ăn là được. Tuy nhiên, đối với thức ăn khô, việc tăng thêm lượng nước bổ sung là cần thiết.
Trung bình, sau mỗi bữa ăn, mẹ nên cho bé dùng thêm 2 thìa nhỏ nước lọc (15ml = 30ml), vừa làm sạch khoang miệng của trẻ, vừa kích thích vị giác giai đoạn đầu ăn dặm.
Để giải đáp những thắc mắc bé 7 tháng tuổi uống nước dừa được không thì các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe của mẹ và bé cho rằng:
Dừa không chỉ chứa các khoáng chất và vitamin mà còn rất giàu axit lauric. Axit lauric có cùng thành phần trong sữa mẹ, làm dễ tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch.
Cơ thể chuyển đổi axit lauric thành monloaurin chống vi khuẩn và chống vi rút, chống nhiễm trùng đường tiêu hóa. một cốc nước dừa mỗi ngày có thể làm giảm táo bón cho bé. Nước dừa được cho là thuốc nhuận tràng tự nhiên thường được các mẹ cho bé uống.
Đây cũng là phương thuốc tuyệt vời chữa khó tiêu và kiết lị, hầu như trẻ em nào cũng mắc phải. Hãy nhớ rằng, nước dừa chỉ đứng thứ hai sau nước các mẹ nhé.
Trẻ thiếu nước sẽ có biểu hiện như thế nào
Mất nước là hậu quả cực kỳ nghiêm trọng khi trẻ không được đáp ứng đủ nhu cầu về nước hàng ngày. Tùy theo phân loại và mức độ mất nước cũng như tùy theo độ tuổi, biểu hiện của tình trạng này có thể khác nhau.
Xem thêm : trẻ 7 tháng tuổi ăn được sữa chua không
Trong đó, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu nhu cầu nước của trẻ không được đáp ứng tốt trong thời gian dài, bé sẽ có một số biểu hiện sau:
- Khô miệng, khô lưỡi.
- Trẻ sơ sinh quấy khóc nhưng không có nước mắt.
- Trong vòng 3 tiếng, tã của bé không bị ướt.
- Thóp, mắt và má bị trũng.
- Khó chịu, dễ bị kích thích.
Biến chứng từ mất nước là vô cùng nguy hiểm, bao gồm:
Vấn đề về tiểu tiện và thận: mất nước kéo dài hoặc mất nước liên tục sẽ gây viêm nhiễm đường tiết niệu của trẻ, gây ra suy thận,sỏi thận…
Co giật: tình trạng mất nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra mất cân bằng các chất điện giải như natri, kali… Sự mất cân bằng này làm quá trình truyền tín hiệu bị cản trở, dẫn đến sự co thắt không tự chủ, thậm chí là mất ý thức, hôn mê…
Vấn đề mất nước ở trẻ em không chỉ xảy ra do không uống đủ nước mà còn có thể do bệnh lý, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
Vì vậy kết luận rằng nhu cầu nước của trẻ được tính toán và ước lượng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, cân nặng và các tác động khách quan như nhiệt độ thời tiết, bệnh lý… Do đó, việc nắm rõ nhu cầu về nước cụ thể của trẻ sẽ giúp phụ huynh hỗ trợ trẻ phòng tránh sự mất nước.